Hôm nay: Năm Tháng 5 02, 2024 4:04 pm
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro

Bàn về cốt thép chống nở hông trong vách và lõ

   StructDesignPro -> Kết cấu dầm, cột, vách lõi BTCT Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Tư 4 15, 2009 10:29 pm    Tiêu đề: Bàn về cốt thép chống nở hông trong vách và lõ
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Bàn về cốt thép chống nở hông trong vách và lõi
Có một vấn đề này tôi thấy hơi gợn một chút đề nghị các bác có kinh nghiệm cho ý kiến:
- Tiêu chuẩn TCVN 5574:1991 Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế có quy định cấu tạo cốt thép ngang cho cấu kiện chịu nén (cụ thể là cốt thép cột) bố trí cốt thép đai trong cột thì phải tuân theo nguyên tắc cứ cách một thanh thép chịu lực thí phải có một thanh được nằm vào góc của cốt đai, khoảng cách của cốt đai được đặt theo tính toán và tuân theo nguyên tắc cấu tạo là đường kính cốt đai không được nhỏ hơn 1/4 đường kính thanh thép chịu lực lớn nhất, khoảng cách cốt đai không được lớn hơn 10 lần đường kính thanh thép chịu lực nhỏ nhất trong cột.... và...
- Trong tiêu chuẩn 198:1997 Nhà cao tầng- Thiết kế cấu tạo bê tông cốt thép toàn khối quy định như sau:
mục 3.4.2 Cấu tạo vách và lõi cứng:
- Phải đặt 2 lớp lưới thép. Đường kính cốt thép (kể cả cốt thép thẳng đứng và cốt thép nằm ngang) không được chọn nhỏ hơn 10mm và không nhỏ hơn 0,1b (b là bề rộng vách). Hai lớp cốt thép này phải được liên kết với nhau bằng các móc đai hình chữ S với mật độ 4 móc/m2... và... còn nhiều mục nữa.
Chính vì thế tôi thấy các bác thiết kế, khi thiết kế bố trí cấu tạo cho vách phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, thành ra khoảng cách của thép này thông thường là a 500x500 đến 600x600. Có thể nói là rất thưa, thực tế khi lắp thép vách lên rồi, nhìn thấy mà kinh. Tình trạng này gặp khá phổ biến trong thiết kế nhà cao tầng hiện nay, kể cả công trình chịu tải trọng động đất theo TCVN
Trong khi đó tôi thấy trong BS 8110 -1997 quy định về điều này rất chặt chẽ và cụ thể trong mục 3.12.7.4 và 3.12.7.5 và xét ra cũng tựa tựa như với cấu tạo cột theo TCVN. và thép này trong BS 8110-1997 gọi là thép giằng
Tác dụng của thép giằng có thể hiểu như sau:
- Chống nở hông cho Bê tông khi chịu nén
- Giữ ổn định cho thanh thép chịu lực khi chịu nén
- Giữ cho thanh thép chịu lực có biến dạng khi chịu nén gần hơn với biến dạng của bê tông.
Trong hình vẽ minh họa của TCXD 198:1997 thì lại vẽ khác, gần giống với yêu cầu của BS và với yêu cầu bố trí thép ngang trong cột của TCVN 5574:1991. Nhưng trên thực tế công trường, tôi gặp nhiều trường hợp thiết kế bố trí đai S hoặc [ thưa hơn là gặp trường hợp bố trí đai mau.
Vậy thì tại sao TCXD 198:1997 lại cho bố trí thưa thế nhỉ? và tại sao lại khống chế là 4 móc/m2? bản chất vấn đề ở đay là gì? Nhất là trong thực tế khi chịu lực nén trong tính toán chúng ta tính cốt thép và bê tông cùng chịu nén ở giới hạn cho phép, nhưng ở giới hạn đó BT và thép lại có biến dạng khác nhau.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Kết cấu dầm, cột, vách lõi BTCT

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com