Hôm nay: Năm Tháng 5 02, 2024 8:21 am
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro

Phòng chống bão cho nhà và công trình

   StructDesignPro -> Nền tảng lý thuyết Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: CN 4 05, 2009 3:52 pm    Tiêu đề: Phòng chống bão cho nhà và công trình
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Phòng chống bão cho nhà và công trình: Xây dựng đúng tiêu chuẩn để giảm nhẹ thiệt hại
Nằm trong kế hoạch chủ động triển khai các chương trình phòng chống bão của ngành Xây dựng, ngày 6/7, tại Đà Nẵng, dưới sự chủ trì của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng Công trình Xây dựng (Bộ Xây dựng), Hội Khoa học Kết cấu và Công nghệ XDVN, Viện KHCNXD đã tổ chức Hội thảo khoa học Phòng chống bão cho nhà và công trình xây dựng, với sự tham gia của đông đảo các ngành, địa phương và các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực.
Ở Việt Nam, bão có những đặc điểm riêng do sự thay đổi về địa hình từ vùng ven biển vào sâu trong đất liền và do mật độ đặc điểm xây dựng các công trình tại các vùng đó. Sự biến đổi đột ngột về hướng và tốc độ trong thời gian hoạt động của bão thường rất phổ biến. Cơ chế phá hoại xảy ra với các công trình dạng kết cấu (nhà thép tiền chế, nhà tranh tre, nhà gạch khung bê tông cốt thép hư hỏng thường tập trung chủ yếu là sập đổ mái, tốc mái và đổ tường, rạn nứt; Các công trình giao thông thường bị sụt đất, gãy từng mảng bê tông do ngập lụt; các công trình thuỷ lợi thường bị vỡ đê, sạt lở đập tràn... Nguyên nhân gây phá hoại công trình phụ thuộc: Tải trọng gió, chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi công. Tuy nhiên, còn có 2 nguyên nhân nữa ít được chú ý tới là do thay đổi sơ đồ làm việc của kết cấu như mái đổ dẫn đến khung, tường sụp đổ, hư hại theo và các yếu tố ngẫu nhiên do những hư hỏng, sự cố sai sót, khuyết tật của công trình trước khi có bão. Theo phân tích của GS Đoàn Định Kiến - giảng viên Trường ĐH Xây dựng trong Báo cáo về Nhà Kết cấu thép chịu gió bão thì, vấn đề liên quan đến sự an toàn của nhà khi gió bão: Tải trọng gió lên công trình, tấm mái, xà gồ, hệ giằng. Nhưng do là kết cấu thứ yếu nên thường bị người thiết kế coi nhẹ, hoặc bỏ qua không tính toán, hoặc tính toán sai nhầm do không hiểu hết thực chất, kết quả sẽ dễ dàng đưa đến hư hỏng khi có gió bão. Ví như, chỉ cần một con vít không đúng tiêu chuẩn vật liệu chế tạo, quá trình thi công bị hỏng cộng với tác động chu kỳ dập lên dập xuống của tấm tôn sẽ dẫn đến làm hỏng các con vít lân cận và hỏng dần đến toàn mái. Thêm nữa trong thiết kế, người ta thường ít tính toán xà gồ (chức năng chính để đỡ tấm mái và giữ ổn định cho hệ kèo) mà thường lấy theo bảng tra sẵn các xà gồ tiêu chuẩn của các Cty nước ngoài.
GS.TS Nguyễn Văn Phó - Hội Kết cấu - Công nghệ XDVN cho rằng, phần lớn các công trình bị bão gây thiệt hại thường chỉ được sửa chữa để sử dụng nhưng ít được phân tích rút kinh nghiệm và quy trách nhiệm xử lý. Thực tế có những sáng tạo của các nhà kiến trúc dẫn đến loại kết cấu bất lợi về gió. Dẫn chứng: Khu du lịch Tuần Châu (Quảng Ninh) về hình dạng giống một số công trình nước ngoài, có dạng kết cấu bất lợi về gió. Do đó phải được thiết kế và xây dựng với dạng kết cấu đặc biệt bằng vật liệu cường độ cao. Nhưng do kinh phí hạn hẹp, do thiếu hiểu biết về khí động học nên chủ đầu tư và người thiết kế đã bỏ qua một số khâu cần thiết, khi có sự cố thì cho là “bất khả kháng”. “Nếu ta xây dựng đúng tiêu chuẩn nhà nước đã quy định thì sẽ giảm nhẹ thiệt hại đáng kể. Để phòng và giảm nhẹ thiên tai có hiệu quả thì Nhà nước cần thực hiện một chiến lược dài hạn trong đó biện pháp công trình và phi công trình được thực hiện hài hoà” - GS Nguyễn Văn Phó kết luận.
Trao đổi bên lề Hội thảo, PGS.TS Trần Chủng - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về CLCTXD cho biết, những thu hoạch từ Hội thảo lần này sẽ là những dự liệu có giá trị thiết thực phòng ngừa, nhằm giảm thiệt hại trong mùa bão năm 2007 này. Ông Chủng cho biết, các Báo cáo khoa học tại Hội thảo sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề lớn: Tăng cường công tác quan trắc khí tượng và thuỷ văn bằng cách mở rộng mạng lưới đài trạm và đầu tư thiết bị có khả năng làm việc trong điều kiện gió bão lớn; Nghiên cứu đặc thù về điều kiện xây dựng và vật liệu thích hợp để có thể đưa ra những giải pháp quy hoạch kiến trúc và kết cấu có khả năng chống gió bão và lũ lụt; Phổ biến những tiến bộ KHKT, những kinh nghiệm truyền thống trong và ngoài nước về phòng chống thiên tai...
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Nền tảng lý thuyết

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com