Hôm nay: Hai Tháng 5 13, 2024 6:34 pm
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro
Important Notice: We regret to inform you that our free phpBB forum hosting service will be discontinued by the end of June 30, 2024. If you wish to migrate to our paid hosting service, please contact billing@hostonnet.com.

Các phương pháp xđ sức chịu tải cọc

   StructDesignPro -> Móng Sâu Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Tư 3 25, 2009 2:49 am    Tiêu đề: Các phương pháp xđ sức chịu tải cọc
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Hỏi:
Hiện nay thì có những phương pháp chủ yếu nào để xác định sức chịu tải của cọc? Ưu và hược điểm của những phương pháp đó như thế nào?ứng dụng của nó như thế nào ?
Trả lời:
Trong lịch sử phát triển của ngành nền móng đã có nhiều phương pháp được đề xuất để xác định sức chịu tải của cọc. Sau đây là một số phương pháp:
1. Phương pháp dựa trên lý thuyết cân bằng giới hạn. Phương pháp này tìm mối liên hệ giữa Qp và Qf với tính chất của đất nền (c,φ) theo lý thuyết cân bằng giới hạn (vật liệu rời) với mô hình Colomb
Bước 1. Giả thiết hình dáng các mặt trượt do cắt ở đất nền khi nền bị phá hoại.
Bước 2. Phân tích lực ở trạng thái cân bằng cực hạn (tức là ở thời điểm phá hoại)
Bước 3. Dựa trên điều kiện cân bằng lực để tính ra sức chịu tải cực hạn.
Có nhiều quan điểm khác nhau về giả thiết mặt trượt:
-Giả định mặt trượt xuất hiện ngay ở mũi cọc, giống móng đơn: Prandtl, Reisner, Caquot, Buisman,
-Giả định mặt trượt mở rộng lên trên: Terzaghi, Debeer, Jaky, Meyerhof
-Giả định mặt trượt mở rộng xuống dưới: Berezantzev, Yaroshenko, Vesic
-Giả định mặt trượt dạng xuyên thủng cắt:Vesic, Kishida, Takano
Nhược điểm: không chính xác, thường chỉ chính xác với đất rời. Ít được sử dụng.
2. Phương pháp dựa trên bán thực nghiệm (có điều chỉnh dựa trên số liệu)
Phương pháp này kết hợp giữa phương pháp cân bằng giới hạn và kết hợp điều chỉnh số liệu theo thực nghiệm gồm có các tác giả kinh điển: Meyerhof,Versíc,Terzaghi: hiện nay ít còn được dùng.
3. Dựa trên mô hình nền (đường cong t-z): Có thể thí nghiệm nhiều mô hình khác nhau, có thể dùng trong bài toán mô hình hóa sự làm việc đồng thời của cọc-đài-công trình.
4. Dựa trên trực tiếp kết quả thí nghiệm xuyên chuẩn SPT, đã được đưa vào một số tiêu chuẩn, có cả của Việt Nam: Meyerhof, Công thức Shioi và Fukui (các tác giả Nhật Bản): Được thực tế xác nhận, sử dụng rộng rãi.
5. Dựa trên độ chối cọc đóng, dã được đưa vào một số tiêu chuẩn, có cả của Việt Nam: Gerxevanov, Hilley: Được thực tế xác nhận, sử dụng rộng rãi.
6. Dựa trên sự truyền sóng (động)
Phương pháp này ứng dụng ở phép thử cho cọc đóng, liên quan đến dựng mô hình tính tương tác nền cọc và cần những phép đo gia tốc và suất biến dạng động nên rõ ràng phức tạp hơn các phương pháp khác.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com


Được sửa bởi structdesignpro ngày Sáu 3 27, 2009 5:01 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

ksquang


Test


Ngày tham gia: 04 3 2009
Số bài: 12

     
Bài gửi Gửi: Sáu 3 27, 2009 11:44 am    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Thắc mắc về Sức chịu tải cực hạn của cọc theo công thức Meyerhof (TCXD205)
Qu = K1*N*Ap + K2*Ntb*As
K1 : Hệ số, lấy bằng 400 cho cọc đóng và 120 cho cọc khoan nhồi
K2 : Hệ số, lấy bằng 2.0 cho cọc đóng và 1.0 cho cọc khoan nhồi
N : Chỉ số SPT trung bình trong khoảng 1D dưới mũi cọc & 4D trên mũi cọc.
Ntb : Chỉ số SPT trung bình dọc thân cọc trong phạm vi lớp đất rời
Ap : Diện tích tiết diện mũi cọc (m2)
As: Diện tích mặt bên cọc phạm vi lớp đất rời (m2)
Hệ số an toàn lấy bằng 2.5-3
(Ví dụ : Cọc ống bịt đầu D500 : K1=400, N=30, Ap=0.1964m2, K2=2, Ntb=4.5, As=0.5*3.1416*10=15.7 Kết quả : Qu = 2497.57; Hệ số an toàn 3. Qtt = 2497.57/3 = 832).
Vậy đơn vị của Qu và Qtt (Qa) là Tấn hay KN.
(Khu vực nay tôi thường lấy Qtt=130T cho cọc D500 - Căn cứ vào kết qủa thử tĩnh cọc)
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Sáu 3 27, 2009 4:59 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

ksquang đã viết :
Thắc mắc về Sức chịu tải cực hạn của cọc theo công thức Meyerhof (TCXD205)
Qu = K1*N*Ap + K2*Ntb*As
K1 : Hệ số, lấy bằng 400 cho cọc đóng và 120 cho cọc khoan nhồi
K2 : Hệ số, lấy bằng 2.0 cho cọc đóng và 1.0 cho cọc khoan nhồi
N : Chỉ số SPT trung bình trong khoảng 1D dưới mũi cọc & 4D trên mũi cọc.
Ntb : Chỉ số SPT trung bình dọc thân cọc trong phạm vi lớp đất rời
Ap : Diện tích tiết diện mũi cọc (m2)
As: Diện tích mặt bên cọc phạm vi lớp đất rời (m2)
Hệ số an toàn lấy bằng 2.5-3
(Ví dụ : Cọc ống bịt đầu D500 : K1=400, N=30, Ap=0.1964m2, K2=2, Ntb=4.5, As=0.5*3.1416*10=15.7 Kết quả : Qu = 2497.57; Hệ số an toàn 3. Qtt = 2497.57/3 = 832).
Vậy đơn vị của Qu và Qtt (Qa) là Tấn hay KN.
(Khu vực nay tôi thường lấy Qtt=130T cho cọc D500 - Căn cứ vào kết qủa thử tĩnh cọc)


Đơn vị lấy là tấn bạn ạ. (tuy nhiên với K1=40, K2=2 chứ)
Hệ số an toàn lấy = 4
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

ksquang


Test


Ngày tham gia: 04 3 2009
Số bài: 12

     
Bài gửi Gửi: Sáu 3 27, 2009 9:06 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

structdesignpro đã viết :
ksquang đã viết :
Thắc mắc về Sức chịu tải cực hạn của cọc theo công thức Meyerhof (TCXD205)
Qu = K1*N*Ap + K2*Ntb*As
K1 : Hệ số, lấy bằng 400 cho cọc đóng và 120 cho cọc khoan nhồi
K2 : Hệ số, lấy bằng 2.0 cho cọc đóng và 1.0 cho cọc khoan nhồi
N : Chỉ số SPT trung bình trong khoảng 1D dưới mũi cọc & 4D trên mũi cọc.
Ntb : Chỉ số SPT trung bình dọc thân cọc trong phạm vi lớp đất rời
Ap : Diện tích tiết diện mũi cọc (m2)
As: Diện tích mặt bên cọc phạm vi lớp đất rời (m2)
Hệ số an toàn lấy bằng 2.5-3
(Ví dụ : Cọc ống bịt đầu D500 : K1=400, N=30, Ap=0.1964m2, K2=2, Ntb=4.5, As=0.5*3.1416*10=15.7 Kết quả : Qu = 2497.57; Hệ số an toàn 3. Qtt = 2497.57/3 = 832).
Vậy đơn vị của Qu và Qtt (Qa) là Tấn hay KN.
(Khu vực nay tôi thường lấy Qtt=130T cho cọc D500 - Căn cứ vào kết qủa thử tĩnh cọc)


Đơn vị lấy là tấn bạn ạ. (tuy nhiên với K1=40, K2=2 chứ)
Hệ số an toàn lấy = 4


Cám ơn bạn, thử lại với K1=40, hệ số an toàn vẫn =3 được kết qủa Qu=377T, Qa=127T xấp xỉ Qtt=130T theo kết quả thử tĩnh cọc.
Tuy nhiên ngay từ đầu tôi vẫn chọn K2=2 mà.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Sáu 4 03, 2009 4:51 am    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

ksquang đã viết :
structdesignpro đã viết :
ksquang đã viết :
Thắc mắc về Sức chịu tải cực hạn của cọc theo công thức Meyerhof (TCXD205)
Qu = K1*N*Ap + K2*Ntb*As
K1 : Hệ số, lấy bằng 400 cho cọc đóng và 120 cho cọc khoan nhồi
K2 : Hệ số, lấy bằng 2.0 cho cọc đóng và 1.0 cho cọc khoan nhồi
N : Chỉ số SPT trung bình trong khoảng 1D dưới mũi cọc & 4D trên mũi cọc.
Ntb : Chỉ số SPT trung bình dọc thân cọc trong phạm vi lớp đất rời
Ap : Diện tích tiết diện mũi cọc (m2)
As: Diện tích mặt bên cọc phạm vi lớp đất rời (m2)
Hệ số an toàn lấy bằng 2.5-3
(Ví dụ : Cọc ống bịt đầu D500 : K1=400, N=30, Ap=0.1964m2, K2=2, Ntb=4.5, As=0.5*3.1416*10=15.7 Kết quả : Qu = 2497.57; Hệ số an toàn 3. Qtt = 2497.57/3 = 832).
Vậy đơn vị của Qu và Qtt (Qa) là Tấn hay KN.
(Khu vực nay tôi thường lấy Qtt=130T cho cọc D500 - Căn cứ vào kết qủa thử tĩnh cọc)


Đơn vị lấy là tấn bạn ạ. (tuy nhiên với K1=40, K2=2 chứ)
Hệ số an toàn lấy = 4


Cám ơn bạn, thử lại với K1=40, hệ số an toàn vẫn =3 được kết qủa Qu=377T, Qa=127T xấp xỉ Qtt=130T theo kết quả thử tĩnh cọc.
Tuy nhiên ngay từ đầu tôi vẫn chọn K2=2 mà.


Theo tài liệu gốc của Meyerhof trong "Robert. A few comments on pile design. Canada Geotech Journal, 1997" thì hệ số an toàn lấy bằng 4, có thể nó sẽ cho kết quả an toàn hơn so với nén tĩnh nhưng cần phải lấy như vậy.
Ngoài ra:
Meyerhof cũng sử dụng khái niệm chiều sâu tới hạn mà dưới chiều sâu đó ma sát thành (unit skin friction) và sức kháng mũi (toe resistances)sẽ không đổi. Khái niệm chiều sâu tới hạn cũng được sử dụng bởi Tavenas, 1971 và Vesic, 1970. Theo Fellenius(1994), khái niệm chiều sâu tới hạn là kết quả của việc bỏ qua tải trọng dư trong thí nghiệm cọc. Coyle and Castello (1981) thấy rằng giá trị ma sát thành và kháng mũi tiếp tục tăng khi tăng chiều sâu mặc dù với tốc độ giảm đi. Kraft (1991) đã thảo luận mạnh về khái niệm chiều sâu tới hạn và kết luận rằng nó không tồn tại. Như Meyerhof đã đề cập thì giá trị N của SPT được điều chỉnh đối với áp suất quá tải (ứng suất hữu hiệu) để đánh giá sức kháng mũi và giá trị không hiệu chỉnh N để dự đoán ma sát thành sẽ dự báo tốt nhất tổng sức chịu tải.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Móng Sâu

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com