Hôm nay: Năm Tháng 5 02, 2024 9:40 am
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Ba 3 17, 2009 1:05 pm    Tiêu đề: Phương pháp thi công Topdown
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Công nghệ thi công Top-down (từ trên xuống) là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo phương pháp khác với phương pháp truyền thống: thi công từ dưới lên. Trong công nghệ thi công Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt ± 0,00 (cốt ± 0,00 tức là cao độ mặt nền hoàn thiện của tầng trệt công trình nhà, đọc là cốt không)) và móng của công trình, vừa thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân, bên trên cốt không (trên mặt đất).
Công nghệ Top-down đã vào VN hơn mười năm. Nó vào Tp.HCM trước HN, công trình đầu tiên là Harbourview - Nguyễn Huệ (1993-1994 - Bachy Solatance), công trình thứ 2 là Saigon Center rồi nhiều công trình khác nữa. Ở nước ta hiện nay trong nam ngoài bắc cũng đã có rất nhiều công trình thi công theo phương pháp này các đơn vị thi công như : Bachy (Pháp), Tungfeng (Đài loan), Delta (Việt nam), Longgiang( viêtnam).
BƯỚC 1: LÀM TƯỜNG CHẮN
BƯỚC 2: LẤY ĐẤT và LẮP THANH CHỐNG

BƯỚC 3: LÀM SÀN TẦNG 1 (CHỪA KHOẢNG TRỐNG ĐỂ LÀM TIẾP CÁC TẦNG DƯỚI)
BƯỚC 4: LÀM CÁC TẦNG DƯỚI CHO ĐẾN HẾT

BƯỚC 5: ĐỔ BÊ-TÔNG TƯỜNG,THÁO THANH CHỐNG GIỮA, BỊT KÍN KHOẢNG TRỐNG CÁC SÀN.
BƯỚC 6: HOÀN TẤT.

Một số hình ảnh về thi công topdown






Một số ưu điểm:
- Các vấn đề về mặt bằng và tiến độ thi công: không cần diện tích đào móng lớn hoặc đỡ tốn chi phí phải làm tường chắn đất độc lập. Đặc biệt đối với công trình giao thông dạng hầm giao thông, phương pháp này giúp sớm tái lập mặt đường để giao thông. Và có thể thi công kết hợp up-up phần thượng tầng và top down đối với phần ngầm (thông dụng đối với các công trình dân dụng có tầng ngầm) ----> đẩy nhanh tiến độ thi công.
­-Tiến độ thi công nhanh: khi đang làm móng và tầng hầm vẫn có thể "tranh thủ" làm phần trên được để tiết kiệm thời gian, (đương nhiên là phải tăng chi phí gia cường an toàn phần dưới nhiều hơn, còn nếu "tiết kiệm" tiến độ mà không bù lỗ được "chi phí" tăng do phải gia cường an toàn thì không cần làm nhanh, top-down phần ngầm trước rồi mới làm phần trên như đã thấy ở HN. Qua thực tế 1 số công trình cho thấy để có thể thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày, trong khi mỗi giải pháp chống quen thuộc mỗi tầng hầm(kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi công phần BT) mất khoảng 45 đến 60 ngày, với nhà có 3 tầng hầm thì thi công tử 3 đến 6 tháng.
- Không phải chi phí cho hệ chống phụ.
- Chống vách đất được giải quyết triệt để vì dùng tường và hệ kết cấu công trình có độ ổn định cao.
- Không tốn hệ thống giáo chống, copha cho kết cấu dầm sàn vì thi công trên mặt đất. (đối với phương pháp đào truyền thống thì chi phí cho công tác chống đỡ và neo khá cao, kéo dài thi công và đòi hỏi các thiết bị tiên tiến.)
- Các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm...), có một điểm lưu ý ở đây là trong đô thị thường có nhiều công trình cao tầng, nếu thi công đào mở (open cut) có tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm, điều này dẫn đến việc thường không đảm bảo cho các công trình cao tầng kề bên (dễ xảy ra hiện tượng trượt mái đào, lún nứt...), phương án thi công top-down giải quyết được vấn đề này.
Công nghệ TOP-DOWN: bao gồm: thiết kế, thi công và biện pháp thi công hoàn thành 1 công trình theo công nghệ TOP-DOWN. Các giai đoạn thi công cũng phải tuân theo thời điểm hợp lý mới thành công được ví dụ:
+ Sàn tầng hầm 1,2,3.. phải thi công ngay để chống lực đẩy của đất.
+ Sàn trệt chưa nên thi công ngay vì phải đào đất vào DIAPHRAGM WALL.
+ Sàn đáy tầng hầm phải đợi khi thi công các tầng trên đủ tải trọng thắng lực đẩy nổi của nước ngầm v.v..
+ Song song với việc thi công tầng hầm phải giải quyết thoát nước, chống thấm vách tầng hầm (DIAPHRAGM WALL) ...
Khó khăn của phương pháp thi công này là kinh nghiệm đơn vị thi công... chứ không cần phải có nhiều máy móc công nghệ thiết bị kỹ thuật cao.

Vai trò của hệ dầm và sàn
Ví dụ nếu nhìn Gouman hotel xuống thì có thể thấy rõ người ta để 3 lỗ tại sàn tầng 1 (một cái là đường lên xuống của tầng hầm) để vận chuyển đất lên. Việc thi công dầm không có nghĩa là để cho dễ vận chuyển đất, ngoài lý do để chống áp lực đất cho tường vây và rút ngắn thời gian thi công thì có thể còn có lý do sau: việc thi công dầm và sàn tại tầng hầm sử dụng đất thay dàn giáo để đỡ ván khuôn nên chiều cao đào bị khống chế, mặt khác máy đào ở đây tuy là loại chuyên dùng cho đào tầng hầm nhưng độ mở gầu đào vẫn bị khống chế, nếu làm sàn thì sẽ rất khó đào đất và sẽ rất nguy hiểm. Việc thi công dầm không không cho thấy sự thông gió và chiếu sáng được tốt hơn vì thông gió tốt phụ thuộc chính vào luồng gió đưa xuống vị trí gây khói và tính toán sao cho khí đi tuần hoàn, chiếu sáng chủ yếu dùng đèn và ánh sáng từ 3 lỗ mở xuống
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Hai 3 30, 2009 3:23 pm    Tiêu đề: Các bước thi công
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Các bước thi công:
1. Thi công tường chắn đất: cấu tạo là các tường bê tông cốt thép, có thể kết hợp với cọc nhồi xen kẽ để tham gia chịu lực cùng kết cấu móng. Thi công theo phương pháp đào hố ( nếu nông thì dùng máy đào, sâu thì dùng máy cắt đất gầu vuông - Việt Nam thì quá thạo khoản linh động này ) và dùng dung dịch bentonite giữ thành.
2. Đào hố tới cao độ thuận lợi (1-2m) và thi công hệ thống giằng chống. Các cọc khoan nhồi nên được đặt trước các thanh thép hình tới gần cao độ này để có thể sử dụng vào việc chống hệ thanh giằng.
3. Thi công hệ dầm sàn bê tông đầu tiên, và để lỗ chờ thi công cho các tầm sàn tiếp theo, các tấm sàn tiếp theo bên dưới được thi công tuần tự. Các tấm sàn BTCT này cũng đóng vai trò giằng chống cho tường chắn đất bằng cách liên kết trực tiếp với tuờng qua các mối nối
4. Thi công Tường tầng hầm phía bên trong tường barret nếu cần thiết.
5. Thi công vá các ô sàn được chừa lỗ khi thi công.
6. Thi công hoàn thiện như Phương pháp truyền thống
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Hố Đào Sâu, Công Trình Ngầm

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com