Hôm nay: Sáu Tháng 5 10, 2024 8:18 pm
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Năm 3 19, 2009 9:49 pm    Tiêu đề: Tại sao quỹ đạo cáp hình parabol?
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Hỏi:
Khi đặt cáp thì thấy các công trình (đã làm) thường lựachọn là đường bậc 2, vậy cơ sở của việc lựa chọn này và việc đảo bảo đúng quỹ đạo này khi thi công như thế nào?
Trả lời:
- Đối với bản sàn, và dầm thì thường là chịu uốn. Khi xếp tải thì người ta thường xếp tải đều và tải trọng tập trung ( vì tiêu chuẩn qui định như vậy). Với tải phân bố lực cắt là hàm bậc nhất, và mômen uốn là hàm bậc hai. Ta đều biết mối quan hệ M'' = Q' = P. Vậy theo cách xếp tải thông thường thì Mômen thường là bậc hai ==> Toạ độ cáp DƯL cũng sẽ là hàm bậc hai là hợp lý nhất. Vì vậy với tải trọng phân bố đều thì dùng quỹ đạo parabol. Chịu tải trọng tập trung thì dùng đường gãy khúc, với điểm gãy nằm ngay dưới tải trọng tập trung. Quỹ đạo cáp sàn thông thường theo hình parabol đơn giản là vì sàn không chịu tải trọng tập trung. Tất cả là từ phương pháp cân bằng tải trọng mà ra. Đặt theo quĩ đạo parabol cũng có hai loại góc lớn và góc nhỏ, thường các phần mềm ngầm định là 5000, trong khi thi công hầu hết có thể đạt được 2500.Trong thi công thực tế thì toạ độ cáp DƯL được bố trí là các đoạn thẳng nối toạ độ của các điểm trên đường cong (các điểm này cách nhau một khoảng nhất định nào đó, và qua các điểm đặc biệt).
- Trong một số trường hợp khác phức tạp hơn thì có thể toạ độ cáp DƯL sẽ là đường bậc 3 ... tuy nhiên những trường hợp này ít gặp.
- Trong trường hợp dầm truyền (transfer beam) có lực rất lớn, chiều dày dầm rất cao, khi đó có thể đặt theo đường thẳng chỉ phụ thuộc vào tính toán chọn đường cong cáp như thế nào để ra kết quả tối ưu nhất thôi.
- Ngoài ra chỉ đúng với về cấu kiện sàn (và có thể cả dầm) BT ƯLT thôi. Còn các kết cấu khác có sử dụng ƯLT như xilô, cọc... thì không phải lúc nào cáp cũng được rải theo đường bậc 2.
Đối với cấu kiện sàn BT ƯLT, quan điểm thiết kế hiện nay (quan điểm cân bằng tải trọng) là cho cáp ƯLT cân bằng với 1 phần trọng lượng bản thân sàn (thường 80%-100%),(không kể tới tường xây - partition). Với tính chất như vậy - nviệc đặt cáp ƯLT theo quỹ đạo dạng bậc 2 là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, nếu ai nghiên cứu sâu về mặt lý thuyết sẽ biết rằng trong sàn (dầm) sẽ có một vùng - gọi là vùng giới hạn - mà nếu đặt cáp trong vùng đó, khi chịu tác động của tải trọng, trong mặt cắt của tiết diện sẽ không xuất hiện ứng suất kéo. Đây là cơ cở cho một quan điểm thiết kế khác là thiết kế ƯLT theo vùng áp lực. Có thể tìm xem thêm ở tài liệu này: Lin T. Y., Burns Ned. H. (1982), Design of prestressed concrete structures, John Wiley & Sons, New York.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Kết cấu sàn phẳng thường, ứng lực trước

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com