Hôm nay: Tư 4 24, 2024 1:31 am
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Tư 3 25, 2009 10:48 am    Tiêu đề: Cọc cừ tràm
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Sử dụng cọc tràm trong thiết kế quả là một việc làm không chuẩn mực, nhưng không phải vậy mà không sủ dụng đến, thực tế nó vẫn sủ dụng tốt cho những nơi có điều kiện thích hợp, thậm chí cho cả những nhà cao 5 tầng.
Dưới đây là kết quả thí nghiệm của nhóm nghiên cứu của trường đại học BK TPHCM.
Ứng suất trung bình:
Rnén(kg/cm2): Gốc : 260 Thân : 374 Ngọn: 290
Rkéo(kg/cm2): Gốc: 369 Thân: 513 Ngọn: 296
Ruốn(kg/cm2): Gốc: 57 Thân: 81 Ngọn: 79
Nhà nước đã bỏ ra rất nhiều tiền cho các nhà khoa học nước ta nghiên cứu về vấn đề này, hầu hết đều cố gắng tìm một lý thuyết nào đó hay một quan điểm để áp dụng cho việc tính toán này, cách đây 5 năm có một hội thảo khoa học cấp bộ để đưa ra các tiêu chuẩn về cọc tràm nhưng tới giờ vẫn chưa được công bố. Thậm chí còn dự định đưa thành TIÊU CHUẨN Thiết Kế và nghiệm thu MÓNG CỪ TRÀM (đã có bản Dự Thảo ) Thật may mà nó không hình thành..!!!
Đa phần thiết kế móng cọc tràm thì theo kinh nghiệm chứ không có một tiêu chuẩn nào về nó,nên dù có khả thi thì hiếm có người thiết kế nào áp dụng biện pháp thi công cọc tràm(trừ mấy công trình nhà dân).
Cọc tràm là vật liệu gỗ nên không thể xem là vật liệu có tính truyền lực đẵng hướng,đặc thù cây tràm có cây cong, cây thẳng, tuổi đời khác nhau.
Rồi việc sử dụng cọc tràm còn phụ thuộc rất nhiều vào mực nước ngầm trong năm,mà mực nước ngầm thì thay đổi theo mùa,từng vùng cũng có sự thay đổi về mực nước ngầm khác nhau.
Chính vì vậy khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn chung về móng cọc tràm.
Thực tế thiết kế và thi công móng cừ tràm mà chính bản thân tôi từng làm (Tk, thi công, thử tải, theo dỏi lún....) cho tôi nhiều bài học đáng gía như sau:
- Một số công trình ổn định rất tốt trong điều kiện thích hợp.
- Một số công trình có độ lún rất lớn trên 30cm, nguyên nhân không hòan tòan do móng LÚN MÓNG TRONG TRONG NỀN mà chủ yếu do NỀN tòan khu vực bị lún, mang công trình lún theo !!!

Hầu hết là khu vực trước khia là đầm lầy ruộng lúa, sau đó được san lấp với chiều dầy trung bình 2 mét , cho dù lớp này có được lèn chặt bao nhiêu di nữa (Khu Đinh Bộ Lĩnh F26, Khu Bắc Van Thánh, Khu Nguyễn hửu Cảnh F22 Q BT,Khu Đô thị Q6, Q7 Nhà Be vv..), tất cả chỉ sau 2 năm có độ lún trên 30 cm, do đó nhà nào xây dựng đầu tiên thì bản thân nó sẽ được "hưởng" trên 30cm lún của khu vực này.

Đó là điều thứ nhất mà các nhà thiết kế ta chưa đề cập đến, và đó cũng là đồng hiệu ứng ma sát âm xẩy ra sẽ làm giảm khả năng chịu tải này

Thứ hai với quan điểm đóng cừ tràm trong đất bùn, đển gọi đó là gia cố nền làm cho bản chât vật lý của nền tốt hơn, để từ đó tính ra sức chịu tải mới thì tôi thấy hoằn toằn không có... bởi vì đất bùn giống như là chất dẽo, đong chổ này thì xì lên chổ khác,..Khi ta đóng xong hố cừ tràm với đầu cừ còn ló lên khỏi đáy hố khoẳng 15cm thì sáng hôm sau không còn thấy đầu cừ đâu nữa giống như ai đó đã nhổ đi vậy. Thật ra đó là do bùn xì lên lấp cả đầu cừ, mà ngay như khi ta đã đổ xong lớp bê tông.lót, bùn vẫn cứ theo khe hở mà xì lên, Thực tế cho thấy 25 năm sau khi XD chung cư Thanh Da khảo sát lại (Tài liệu Công Ty Kiểm định TP HCM) cho thấy Bùn vẫn là lớp BÙN như ngày nào...

Thứ ba là đi tìm một lý thuyết nào đó cho việc Thiết kế cừ tràm là không phù hợp thực tế. Ở Sài gòn trước năm 1975 ông Thầy của tôi là TS Phan Ngọc Thể (Nay đã là người thiên cổ) chỉ đơn giản khi xem nhóm cừ tràm như là một nhóm, bó, và tính toán như là khối móng trong Nền Sét (góc ma sát = 0) như tụi Mỹ tính toán (Sách NỀN và MÓNG của toi đã trỉnh bày) thì rất đơn gỉan và phù hợp. và củng từ cách tính này một điều cực kỳ quan trọng mà có thể xem là kinh khủng là " KÍCH THƯỚC MÓNG CỪ TRÀM CÀNG LỚN THÌ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI TRÊN 1 MÉT VUÔNG CÀNG GIẢM" như 1m2 cừ tràm có thể chịu 80 kPa nhung khi tăng lên 2m2 có thể chỉ còn 70 Kpa và nếu làm thành cái bè thi có khi giảm còn 50 Kpa, Thực tế tôi thấy là như vậy mà chẳng có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến !!!!?????
Thứ tư là nếu bỏ qua không xét đến độ lún > 20cm do toàn bộ khu vực bị lún (và còn lún còn kéo dài cho vài măn sau nửa) mà chỉ xét đến cục bộ giửa móng và nền thì có thể suy đoán được độ lún này nhưng vẫn không thể lấy đó để khẳng định được, do hiện tượng lún thứ cấp, hiện tượng trồi đất vv mà có thể xẩy ra rất lớn mà ta chưa có cơ sở giải quyết.

Cuối cùng theo tôi chuẩn mực mà nói thì không nên dùng cừ tràm và cũng chẳng nên nghiên cứu gì thêm về vấn đề này. Nếu phài làm thì chỉ nên dùng cho nhà dưới 3 tầng (do kích thước móng không lớn) nhưng phải có biện pháp gíam sát thật kỹ ( kích thước, mật độ đóng, coi chường bị bẻ cừ,vv và vv rất là nhiêu khê) Sử dụng tốt nhất là bên dưới có một lớp đất tốt hơn mà mũi cừ có thể cắm vào được, khi đó cừ tràm có thể làm việc theo vật liệu cừ, và ta có thể xây nhà 5 tầng trên đó.

(Sưu tầm)
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

chuottui84


Test


Ngày tham gia: 25 3 2009
Số bài: 3

     
Bài gửi Gửi: Năm 7 09, 2009 2:54 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Hic đọc bài của anh struct viết xong thấy ớn cừ tràm luôn.Nhưng theo em dc biết thì miền Tây Nam bộ ( từ Long An trở xuống) người ta vẫn dùng móng đơn hoặc móng băng trên nền gia cố cừ tràm với mật độ là 25c/m2. Tuy nhiên kèm theo đó là câu "lưu ý với mực nước ngầm xuất hiện".
Cọc cừ tràm vẫn là giải pháp đc xem là "tiết kiệm" đối những ngôi nhà phố (2-3 ) tầng. Vậy móng cừ tràm có đảm bảo an toàn kô khi lúc đầu có nước ngầm nhưng thời gian sau mục nước này rút "mất tiêu"?
còn nữa,1 số cty tk đã "giả thiết" sức chịu tải của nền khi gia cố cừ tràm là 0.8kg/cm2.Như vậy theo anh thì có hợp lý kô ạ?
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Sáu 7 10, 2009 4:54 am    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Một số công trình ở Hà nội cho thấy khi mực nước ngầm rút đi thì cọc bị mục nát hết chỉ còn lỗ rỗng. (khi cải tạo đào lên)
Bạn có thể xem thêm vấn đề này tại:
Cọc cừ tràm
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Móng Sâu

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com