Hôm nay: Bảy Tháng 5 11, 2024 7:53 pm
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro

Tăng sức kháng cắt đất yếu khi đắp nền

   StructDesignPro -> Hố Đào Sâu, Công Trình Ngầm Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Hai 3 23, 2009 3:10 am    Tiêu đề: Tăng sức kháng cắt đất yếu khi đắp nền
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Xác định độ tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền
<html><head> <title></title></head><body> <p>1. Như ta đã biết trong cơ học đất, độ tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền đường được xác định theo biểu thức:<br> </p> <center> <table> <tbody> <tr> <td> <img src="http://www.forkosh.dreamhost.com/mimetex.cgi?{c_1=c_0+\Delta\text{c}=c_0+\sigma_z.U_t.\text{tg}\varphi_u}" border="0"></td> <td align="right" width="100">(1)</td> </tr> </tbody> </table></center> <p><br> <br> Trong đó c<sub>0</sub> là sức kháng cắt ban đầu (xác định từ thí nghiệm cắt nhanh không thoát nước); s<sub>z</sub> là ứng suất thẳng đứng do tải trọng đắp gây ra; U<sub>t</sub> là độ cố kết mà đất nền đạt được tính từ mốc "0" (khi bắt đầu xảy ra hiện tượng cố kết) tới thời điểm đang xét "t".<br> <br> Với trường hợp đắp nền đường theo một giai đoạn thì việc áp dụng công thức (1) là hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, với trường hợp đắp nền đường theo nhiều giai đoạn, vừa đắp nền vừa chờ cố kết, thì vấn đề không còn đơn giản nữa, đặc biệt từ giai đoạn đắp nền thứ II trở đi. Cụ thể là: khi kết thúc giai đoạn đắp nền đường thứ I, nền đất yếu đã đạt được độ cố kết U<sub>1</sub>, và sức kháng cắt c<sub>1</sub>; trong giai đoạn đắp nền đường thứ II, đất nền vẫn còn phải chịu ảnh hưởng của tải trọng đắp nền giai đoạn I, đồng thời còn chịu thêm ảnh hưởng của tải trọng đắp trong giai đoạn II (hình 1). Như vậy:<br> <br> * Việc tính độ cố kết U<sub>2</sub> trong giai đoạn II sẽ phải tính từ mốc thời gian nào? Từ mốc "0" hay từ t<sub>1</sub>?<br> * Tương tự, việc xác định sức kháng cắt c<sub>2</sub> trong nền đất yếu được tính theo c<sub>0</sub> hay c<sub>1</sub>?<br> </p> <center><br> <table> <tbody> <tr> <td> <img src="http://vietxay.net/portal/images/articles/vu-bai-14-03-2008-1.jpg" align="left"></td> </tr> <tr> <td> <center><span><span class="small">Hình 1 : Sơ đồ phát triển độ cố kết khi đắp nền đường theo giai đoạn</span></span></center></td> </tr> </tbody> </table></center> <p><br> <br> Hiện tại, Quy trình 22TCN262-2000 chưa có các hướng dẫn cụ thể cho người thiết kế trong trường hợp này, do vậy đang còn tồn tại nhiều phương pháp tính toán khác nhau và chưa có sự thống nhất chung. Sau đây ta hãy tìm hiểu một trong số các phương pháp đó.<br> <br> 2. Xét trường hợp đắp nền theo hai giai đoạn (hình 1). Xuất phát từ công thức xác định độ cố kết ta có: <br> </p> <center> <table> <tbody> <tr> <td> <img src="http://www.forkosh.dreamhost.com/mimetex.cgi?{U=\frac{S_t}{S_{tong}}}" border="0"></td> <td align="right" width="100">(2)</td> </tr> </tbody> </table></center> <p><br> Trong đó <b>S<sub>t</sub></b> là độ lún tại thời điểm đang xét "t"; <b>S<sub>tong</sub></b> là độ lún tổng cộng do tải trọng (P1+P2) tác dụng đột ngột vào nền đất gây ra (tức là tải trọng của toàn bộ nền đắp trong hai giai đoạn). Như vậy nếu coi toàn bộ nền đắp gồm hai thành phần tải trọng P1 và P2 cùng tác dụng vào nền đất (một cách đột ngột) thì có thể coi S<sub>tong</sub> gồm hai thành phần độ lún là:<br> <b>S<sup>P1</sup><sub>1</sub></b> : Độ lún do tải trọng P<sub>1</sub> (đột ngột tác dụng vào nền) gây ra;<br> Sau khi đã đặt tải trọng P1<sub>c</sub> trong thời gian t<sub>1</sub>, tiếp tục tác dụng thêm vào nền đất tải trọng P<sub>2</sub>. Độ lún do tải trọng P<sub>2</sub> gây ra là:<b>S<sup>P2</sup><sub>c</sub></b>;<br> Với các giả thiết nêu trên, ta có thể tính <b>S<sub>tong</sub></b> và <b>S<sup>P1</sup><sub>1</sub></b> theo các phương pháp tính lún thông thường. Còn phần độ lún do tải trọng P<sub>2</sub> gây ra sẽ là:<br> </p> <center> <table> <tbody> <tr> <td><b>S<sup>P2</sup><sub>c</sub></b> = <b>S<sub>tong</sub></b> - <b>S<sup>P1</sup><sub>c</sub></b></td> <td align="right" width="100">(3)</td> </tr> </tbody> </table></center> <p><br> Xét tại thời điểm t<sub>2</sub>, tải trọng P<sub>1</sub> đã tác dụng vào nền đất trong thời gian t<sub>2</sub> (ngày) tính từ mốc "0". Vậy độ lún theo thời gian do tải trọng P<sub>1</sub> gây ra là:<br> </p> <center> <table> <tbody> <tr> <td><br> <b>S<sup>P1</sup><sub>t</sub> = </b><b>S<sup>P1</sup><sub>c</sub>.U<sup>(I)</sup><sub>t2</sub></b></td> <td align="right" width="100">(4)</td> </tr> </tbody> </table></center> <p><br> Trong đó U<sup>(I)</sup>t2<sub></sub> là độ cố kết nền đất đạt được tính từ "0" đến t<sub>2</sub>.<br> Tương tự trên, tới thời điểm t<sub>2</sub> tải trọng P<sub>2</sub> đã tác dụng vào nền đất trong thời gian (t<sub>2</sub>-t<sub>1</sub>) ngày, do đó độ lún theo thời gian do tải trọng P<sub>2</sub> gây ra là :<br> </p> <center> <table> <tbody> <tr> <td><br> <b>S<sup>P2</sup><sub>c</sub> = </b><b>S<sup>P2</sup><sub>t</sub>.U<sup>(II)</sup><sub>t2-t1</sub></b></td> <td align="right" width="100">(5)</td> </tr> </tbody> </table></center> <p><br> Trong đó U<sup>(II)</sup><sub>t2-t1</sub> là độ cố kết nền đất đạt được tính từ t<sub>1</sub> đến t<sub>2</sub>.<br> Tổng hợp các công thức (2), (4) và (5) ta có:<br> </p> <center> <table> <tbody> <tr> <td> <img src="http://www.forkosh.dreamhost.com/mimetex.cgi?{U_{t2}^{I+II}=\frac{S_t}{S_{tong}}=\frac{S_c^{P1}.U_{t2}^{I}+S_c^{P2}.U_{t2-t1}^{II}}{S_{tong}}}" border="0"></td> <td>(6)</td> </tr> </tbody> </table></center> <p><br> Thay công thức (6) vào (1) ta tính được sức kháng cắt của nền đất tại thời điểm t<sub>2</sub>.<br> <br> 3. Phương pháp tính nêu trên tỏ ra khá chính xác (về mặt lý thuyết). Nó đã xét được ảnh hưởng của các giai đoạn đắp nền tới độ cố kết và sức kháng cắt của nền đất. Chú ý rằng, việc sử dụng công thức (1) và (6) không những cho phép ta xác định độ tăng sức kháng cắt theo chiều sâu mà còn cho phép ta xác định được độ tăng sức kháng cắt theo chiều ngang (khi đó ta cần tính toán với độ lún tại các trục không phải tại tim đường). Điều này sẽ giúp cho việc xác định sức kháng cắt tại bề mặt cung trượt khi tiến hành kiểm tra ổn định chống trượt nền đường theo phương pháp phân mảnh cung trượt trụ tròn được chính xác hơn (Hình 2). <br> </p> <center> <table> <tbody> <tr> <td width="470"> <img src="http://vietxay.net/portal/images/articles/vu-bai-14-03-2008-2.jpg" align="left"></td> </tr> <tr> <td width="470"><span class="small"> <center><span>Hình 2: Độ tăng sức kháng cắt không đều nhau tại bề mặt phân mảnh trong phạm vi nền đường</span></center></span></td> </tr> </tbody> </table></center> <p><br> Tuy nhiên, các chương trình tin học tính toán kiểm tra ổn định nền đường theo phương pháp phân mảnh đang được sử dụng phổ biến hiện nay vẫn chưa tích hợp chức năng dự báo độ tăng sức kháng cắt của đất nền trong quá trình cố kết. Hy vọng, trong thời gian tới sẽ có được một phần mềm "trọn gói", bổ sung nhiều chức năng hữu ích cho người sử dụng theo hướng này./.<br> <span class="small"><br> <span><i>Ths. Lê Đức Hòa<br> Công ty tư vấn Đại học Xây dựng</i></span></span> </p></body></html>
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Hố Đào Sâu, Công Trình Ngầm

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com