Hôm nay: CN Tháng 5 12, 2024 4:49 pm
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro
Important Notice: We regret to inform you that our free phpBB forum hosting service will be discontinued by the end of June 30, 2024. If you wish to migrate to our paid hosting service, please contact billing@hostonnet.com.
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 1:05 pm    Tiêu đề: Hệ số khuyếch đại nền
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Hệ số khuyếch đại nền là gì ?
Ảnh hưởng bởi nhứng yếu tố nào ?
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 1:06 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Theo NTN_CDCC
Vấn đề ảnh hưởng của nền đất (hệ số nền S) trong việc tính toán lực cắt nền đã được xem xét và quy định trong thực hành từ UBC-76. Trong thời gian đó thì hệ số S được tính toán phụ thuộc vào tỉ số T/Ts trong đó T = chu kỳ dao động riêng cơ bản của kết cấu và Ts = chu kỳ trội của nền đất (characteristic site period). Giá trị thực hành tính toán của hệ số S trong UBC-76 đã được qui định từ 1 đến 1.5. Việc xác định hệ số S phụ thuộc vào tỷ số T/Ts đã được dùng cho đến UBC-85.

Trong UBC-85 thì một phương pháp mới khác để xác định hệ số S đã đồng thời được sử dụng. Thay vì phụ thuộc vào tỉ số T/Ts thì hệ số S trong phương pháp mới này đã được xác định dựa trên 3 loại nền đất (soil profile types) được phân loại là rock, deep soil, và soft soil, tương ứng với các hệ số S1 = 1.0, S2 = 1.2, và S3 = 1.5. Phương pháp mới này (dựa trên việc phân loại nền đất, thay vì phụ thuộc vào tỉ số T/Ts) đã được duy trì và phát triển thêm ở các versions tiếp theo như UBC-88, UBC-91, UBC-94, và UBC-97. Nhưng càng ở các versions sau thì việc phân loại và tính toán càng chi tiết và có phần "an toàn" hơn.

Theo UBC-97 thì đất nền được chia ra làm 6 loại là hard rock,rock, deep soil, soft soil,very deep soft soil và soils requiring site-specific evaluation. Từ đó đưa ra các hệ số Si khác nhau. Có lẽ tiêu chuẩn cũng mới chỉ khảo sát được những loại đất nền riêng lẽ mà chưa thể đề cập đến một nền đất bao gồm nhiều lớp đất nền khác nhau?
Tuy nhiên, khi thiết kế một công trình cụ thể thì địa chất nơi đặt công trình có thể bao gồm nhiều lớp đất khác nhau. Như vậy, đất nền ở đây sẽ được hiểu như thế nào: là lớp đất đặt đáy móng,nơi triệt tiêu lực cắt của công trình hay là lớp đất đặt mũi cọc,nơi truyền phần lớn tải trọng đứng của công trinh.
Theo anh Trung - Hacid thì đất nền Hà nội có thể lấy hệ số là SE là loại đất mềm.
Vậy anh có thể giải thích cụ thể hơn về vấn đề này?

Tuy nhiên, khi thiết kế một công trình cụ thể thì địa chất nơi đặt công trình có thể bao gồm nhiều lớp đất khác nhau. Như vậy, đất nền ở đây sẽ được hiểu như thế nào: là lớp đất đặt đáy móng,nơi triệt tiêu lực cắt của công trình hay là lớp đất đặt mũi cọc,nơi truyền phần lớn tải trọng đứng của công trinh.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 1:10 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

KetCau đã viết :
Theo NTN_CDCC
Tuy nhiên, khi thiết kế một công trình cụ thể thì địa chất nơi đặt công trình có thể bao gồm nhiều lớp đất khác nhau. Như vậy, đất nền ở đây sẽ được hiểu như thế nào: là lớp đất đặt đáy móng,nơi triệt tiêu lực cắt của công trình hay là lớp đất đặt mũi cọc,nơi truyền phần lớn tải trọng đứng của công trinh.

Theo Thuatdv
Việc phân loại nền đất có dựa theo các đặc trưng tính chất của các lớp đất đấy, nhưng có giới hạn chiều sâu!! Về việc kể đến ảnh hưởng của các lớp đất có khi tiêu chuẩn của Nhật mà hiện nay vẫn hay dùng quy định phức tạp hơn của Mỹ!!
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 1:11 pm    Tiêu đề: Re: Hệ số khuyếch đại nền
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

KetCau đã viết :
Hệ số khuyếch đại nền là gì ?
Ảnh hưởng bởi nhứng yếu tố nào ?

Theo Thuatdv
Có 2 loại khuếch đại theo loại nền đất và địa hình, nhưng có lẽ tiêu chuẩn chỉ có thể quy định được một cách chung chung thôi
Theo dungthikeco
Tuy nhiên tôi thấy tiêu chuẩn chưa xét tới yếu tố địa hình mà chỉ xét tới loại nền đất và frequency content tương ứng với nó thôi. Có thể hình dung hiện tượng khuếch đại do địa hình nêu trên là khuyếch đại hai lần và chưa được xét tới.

Các bác cho tôi góp vài ý kiến với Đúng như các bàn nói, có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng khuếch đại cục bộ (local site effects) : (1) do thay đổi đặc tính vật lý giữa các lớp đất nền và, (2) hình dạng hình học bề mặt (topography condition). Hệ số nền (site coefficient) trong qui phạm là hệ số khuếch đại của tín hiệu động đất khi truyền từ tầng đá gốc lên môt lớp đất nền nào đó. Theo tôi hiểu là chưa có kể đến hiệu ưng do điều kiện hình học của nền đất. Ngay cả trường hợp với nền đất nhiều lớp khác nhau như bác gì nói nêu muốn xem xét kỹ lưỡng cũng phải thực hien các tình toán chứ không chỉ dựa vào qui phạm được (vì qui phạm không thể vét hết các trường hợp về số lớp đất, dộ dày của các lớp đất, loại đất ... được).

Theo phu_ho
Để xét đến ảnh hưởng của hình dạng bề mặt nền đất các nghiên cứu hiện nay thường dựa trên vài loại hình dạng hình học cơ bản: dạng đỉnh núi (crest) như bác dungthikeco nói đến, dạng rãnh (canyon), hoặc dạng mái dốc (slope). Tùy thuộc vào tỷ lệ giữa kích thước hình học của những thứ này và chiều dài sóng động đất mà hệ số khuếch đại có thể lên tới 1.5 (ngay cả khi nền là đồng nhất, tức là không nhất thiết là cái núi của các bác phải cứng hơn hay mềm hơn đất nền đâu ạ)
Ngoài ra, hiệu ứng do cả hai thứ thay dôi tính chất vật lý và điệu kiện hình học cũng là một thứ thú vị, ví dụ như bassin effect chẳng hạn.
Theo Thuatdv
Thường thì các công trình xây dựng cũng chỉ xây ở trên những ngọn núi cao vừa vừa, thoai thoải thôi, nên hiện tượng khuyếch đại chủ yếu là do quá trình truyền, phản xạ, ... của sóng động đất! Trong trường hợp này thì ở những vị trí đỉnh núi, gần thành vách,... thường có nhiều sự cộng hưởng và khuyếch đại sóng động đất! Còn trong trường hợp ngọn núi cao chót vót và dựng đứng thì có khi sóng động đất chỉ leo được lên đến lưng chừng là bị nghẻo mất tiêu (tất nhiên ngọn núi vẫn dao động, giống như công trình nhà ấy)!!!
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Nền tảng lý thuyết

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com