Hôm nay: Bảy Tháng 5 11, 2024 10:22 pm
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Bảy 3 14, 2009 3:18 am    Tiêu đề: Sơ đồ tính sai?
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Hỏi:
Khi chạy tháp thép tải điện bằng phần mềm SAP2000, nếu thả mômen (release) M22,M33: máy báo không hoàn thành (incomplete), nếu không thả thì máy báo hoàn thành (complete).
Vậy kết quả có đúng không ?
Trả lời:
Nguyên nhân này thường gặp hiện tượng biến hình tức thời (khi tất cả các thanh giằng tại một nút chỉ nằm trong mặt phẳng, không có thanh nằm ngoài mặt phẳng liên kết vào nút đó) dẫn tới nội lực trong thanh tăng lên vô cùng. Trong thực tế kết cấu có thể không xảy ra hiện tượng này vì liên kết giữa các phần tử không phải khớp lý tưởng. Như vậy cần phải cấu tạo lại tháp hoặc sử dụng liên kết nửa cứng để mô hình.
Ngoài ra, khi giải phóng liên kết, hệ kết cấu có thể có một phần nào đó bị biến hình (biến thành cơ cấu khi đưa liên kết khớp lý tưởng vào đầu phần tử), Do đó cần kiểm tra lại các phần tử lân cận nút được thông báo lỗi.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Bảy 3 14, 2009 3:37 am    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Hỏi: cách chọn và kiểm tra nút bị lỗi?
Trả lời:Khi sap2000 báo Incomplete đồng thời cũng có thông báo điểm nút bị lỗi. Ghi lại số hiệu nút đó rồi chọn Select trên thanh công cụ chọn tiếp Select/Labels sẽ xuất hiện 1 bảng Select by labels anh gõ số thứ tự nút bị lỗi vào Start Label và End label. Xong chọn OK rồi ấn Ctrl + H khi đó trên màn hình chỉ còn vị trí của nút đó, đặt con trỏ vào gần vị trí đó rồi ấn Alt+A sẽ xác định được vị trí thanh bị lỗi. Việc còn lại là chọn thanh đó và kiểm tra các điều kiện liên kết xem có hợp lý?
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Bảy 3 14, 2009 3:45 am    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Với đường dây tải điện, cột điện mô tả trong FEM thông thường có thể làm như sau:
- Với các thanh chính dọc thân tháp khai báo như phần tử frame.
- Các thanh phụ liên kết bulông vào các frames này dùng phần tử có giải phóng liên kết (truss).
(Đối với các thanh thì tùy vị trí trên tháp mà có chiều dài tính toán khác nhau, điều kiện biên khác nhau khi xét chịu nén dọc trục. Cái này trong tiêu chuẩn ngành nói rất rõ.)
Ngoài ra để đảm bảo bất biến hình cho hệ thì đôi khi bỏ qua 1 vài liên kết (ví dụ 2 truss giao nhau trong thực tế là có liên kết bằng bulông chẳng hạn).
Quan điểm để khai báo các thanh trong 1 cột trụ thường thiên về an toàn, nghĩa là đủ liên kết để hệ bất biến hình nhưng sơ đồ có độ cứng tổng thể nhỏ.
Tóm lại các nút trên frame thì có 6 bậc tự do, các nút khác có 3 chuyển vị thẳng.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Bảy 3 14, 2009 4:03 am    Tiêu đề: So sánh hai mô hình
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

So sánh hai mô hình
Khi mô hình hóa kết cấu tháp, nếu dùng Space truss để giải thì thấy kết quả nội lực nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu dùng giải pháp này thì phải để ý đến việc cấu tạo thực tế có được gần sát với mô hình tính toán không. Có thể là các thanh cánh của tháp nên khai báo Frame như bình thường(Vì các liên kết nối đoạn chúng ta thường bố trí khá nhiều bu lông trên hai mặt). Còn các thanh nhỏ, nếu bố trí một bu lông thì giải phóng liên kết xoay. Với cách mô hình hóa như vậy, chúng ta chủ động kiểm soát được sự làm việc tổng thể của toàn bộ kết cấu. Các thanh cánh lúc này chịu đa số tải trọng, còn các thanh con chỉ mang vai trò chống mất ổn định cho thanh chính.
Nếu bỏ đi 3 chuyển vị xoay, cần đáp ứng việc các vách ngang của tháp phải tuyệt đối cứng thì sự làm việc thực tế của tháp và mô hình tính toán mới hợp lý.
Với thiết kế của công trình tháp 95m tại Hà Nội Telecom (Số 2 Chùa Bộc- Hà nội) thấy bên thiết kế(đơn vị nước ngoài) đưa ra giải pháp kết cấu đúng như ở trên. Các thanh cánh họ chủ động tăng tiết diện rất lớn, các thanh phân giàn thì rất nhỏ, đặc biệt, họ không tăng cường tại các mặt chéo(Mặt bên trong của tháp). Với phương án kết cấu như vậy, nếu tính toán để nguyên cả 6 chuyển vị thì kết quả là các thanh bụng và thanh phân giàn của tất cả các đốt cột đều không đạt.
Nếu khi tính toán mà các nút để cứng hết thì tháp này bị PHÁ HOẠI rất nhều thanh phân giàn. Còn nếu để thanh cánh là cứng, các thanh con (liên kết 1 bu lông) để liên kết khớp vào thanh cánh thì OK. Có lẽ, quan điểm tính toán này phù hợp với mô hình àm việc thực tế. Lúc đó, tại các vị trí liên kết của thanh con với thanh cánh, nút vẫn bị xoay và gây mô men cho thanh cánh nung ko gây mô men cho thanh con.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> SAP2000

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com