Hôm nay: CN Tháng 5 12, 2024 12:19 am
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro
Important Notice: We regret to inform you that our free phpBB forum hosting service will be discontinued by the end of June 30, 2024. If you wish to migrate to our paid hosting service, please contact billing@hostonnet.com.

Gió động và động đất cái nào lớn hơn ?

   StructDesignPro -> Nền tảng lý thuyết Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 12:50 pm    Tiêu đề: Gió động và động đất cái nào lớn hơn ?
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Bởi YANGEM
Em đang tính một công trình vừa chịu tải trọng gío động (>40m) và chịu tải trọng đất đất ( tính bằng phương pháp tĩnh lực ngang tương đương TCXDVN 375:2006).
Nhà 20 tầng , mặt bằng đối xứng, có lõi cứng và các vách xung quanh.

Chu kỳ dao động đầu tiên khỏang 1,526 s xuất từ ETABS, sở dĩ chu kỳ nhỏ do em bố trí vách cứng biên hơi nhiều.

Có thầy hỏi em là khi công trình chịu tải động đất rồi vậy có nên tính gió động hay không ?

Em nghĩ câu hỏi của thầy khá hay bởi vì cả hai đều phân phối lực tĩnh như nhau và càng lên trên tải tác dụng ngang càng lớn ( do chuyển vi của từng tầng lớn ). Em có xét đến giới hạn chuyển vị đỉnh tính bằng tay theo UBC như sau :

Ds <h> Ds = 69,5/35.5,5 = 0,361 m = 36,1 cm là giới hạn chuyển vị đỉnh.

Xuất bảng Table trong Etabs với trường hợp COMBO cả Gió + Động Đất thì là Ux= 0,0416 m và Uy = 0,0472 điều này thõa giới hạn chuyển vị đỉnh.

Nhưng em thấy vẫn chưa thuyết phục lắm, Vì Tải trọng Gió rất nguy hiểm trên đỉnh mái và ở từng điểm khác nhau.

Vậy em xin hỏi làm cách nào để kiểm tra, và phải trả lời câu hỏi ra sao cho hợp lý nhất, có nên bắt buộc tính tải trọng gió và động đất chung không, và kiểm tra bằng cách nào?
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 12:52 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Bởi kiman268
Trong khi tìm hiểu về chống gió và động đất cho cầu thì mình thấy
- Khi khối lượng chung của hệ tăng (tần số dao động riêng bé) thì khả năng chống gió tăng và khả năng kháng động đất giảm và ngược lại
- Độ cứng chung của hệ cũng cho thấy điều này (phần này chưa thử nhiều mẫu công trình)
Rõ ràng có thể thấy khi sử dụng các vật liệu nhẹ thì khả năng chịu động đất tốt nhưng khả năng chống gió là kém
vì vậy với câu hỏi:

"Có thầy hỏi em là khi công trình chịu tải động đất rồi vậy có nên tính gió động hay không ?"

mình nghĩ là phải tính cả 2 trên cơ sở toàn diện.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 12:53 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Bởi eng-hiep
Thiết kế tối ưu là làm sao cho tải trọng gió và Động đất không chênh lệch nhau quá nhiều - đây mới là điều quan trọng đối với một người Ks
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 12:54 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Bởi 123nvt
Chào bạn, tôi cũng muốn góp chút ít bình luận về tính toán động đất như sau:
+ Theo tính toán thì tôi có thể kết luận rằng giá trị động đất lớn hơn giá trị gió động khoảng 4÷5 lần (tính theo tiêu chuẩn 375-2006 TCVN đó cũng là tiêu chuẩn EU).
+ Đúng là câu hỏi của bạn đặt ra rất hay nhưng thực ra ai cũng có thể nhận thấy rằng khi tổ hợp không bao giờ có trường hợp tải gió và động đất trong cùng một tổ hơp. Vì tính chất có khác nhau (động đất thường xảy ra rất nhanh --> lực quy tương đương giảm nhanh từ đỉnh xuống đất so với gió giảm rất chậm) vì thế nên tính toán và kể vào cho hết các trường hợp bạn àh.
Hơn thế nữa, động đất thường xảy ra rất nhanh nên tiêu chuẩn cũng cho phép chuyển vị lớn hơn chuyển vị của gió đông.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 12:56 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Bởi alpha_xd
Theo tôi thì tùy theo vị trí công trình mà ảnh hưởng của gió và động đất tác dụng vào công trình khác nhau, tùy tần số và cường độ động đất, vận tốc gió bão tại khu vực đó mà xét.Trước đây khi tại Việt Nam chưa xôn xao về các vụ động đất thì "hầu như" các công trình cao tầng ở Việt Nam các kỹ sư thiết kế thường bỏ qua trường hợp tải động đất.
Bạn nên tính thử cho một vài công trình rồi rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình xem cái nào ảnh hưởng nhiều hơn.

Về giới hạn chuyển vị đỉnh công trình, theo tôi nếu bạn thiết kế công trình tại Việt Nam thì Bạn nên tham khảo thêm TCVN 198-1997 mục 2.6.3 quy định về chuyển vị ngang công trình (công trình bạn nêu cao 69,5m mà chuyển vị đỉnh giới hạn lên đến 36.1cm theo tôi là quá lớn)
Chúc bạn thành công !
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này

KetCau


Test


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 39
Đến từ: Việt nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 01, 2009 1:00 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Bởi tuanhiep
Gió hay động đất lớn hơn còn phụ thuộc vào cường độ động đất, tần số sóng động đất (frequency contents), chu kỳ của công trình và loại kết cấu của công trình --> ko thể nói là động đất lớn hơn gió 4-5 lần chung chung được.
Với các công trình khá cao tầng, chu kỳ riêng lớn (tần số riêng nhỏ) thường động đất phải cực mạnh mới có tác động đáng kể vì động đất cực lớn, xảy ra nhanh, mới có thể tạo ra sóng động đất có tần số nhỏ bằng tần số riêng để gây ra cộng hưởng. Cũng nguyên nhân đó mà trong các vụ động đất lớn đến Mw=7 như ở Chi Lê, Mexico,... thì ta cũng chỉ thấy các nhà cao tầng khoảng 20 tầng đổ lại bị ảnh hưởng mạnh. Với nhà khá cao tầng thì gió ảnh hưởng mạnh hơn. Phổ trong các code cũng được xây dựng từ dữ liệu thực tế nên kết quả tính toán cũng phải phù hợp với bản chất vấn đề.
Còn với công trình thấp tầng thì ảnh hưởng của động đất có thể gấp nhiều lần, bằng hoặc nhỏ hơn gió, cũng tùy thuộc vào các yếu tố ở trên. Muốn biết cái nào lớn hơn trong từng điều kiện thì phải tính thử.
Một vấn đề nữa mà trong các code ko đề cập là ảnh hưởng của nền đất. Nền đất yếu (soft soil) trong các điều kiện cụ thể có thể làm tăng mức ảnh hưởng của động đất có khi đến cả chục lần( động đất ở Mexico năm 1985 là điển hình trường hợp này).

Công trình mà Yangem đưa ra có chu kỳ ko phải lớn T=1.5s, dùng vách nhiều (Mass lớn) -> tính toán có thể ra động đất lớn hơn.
Trong bất kỳ trường hợp nào nếu vùng nào chịu ảnh hưởng động đất cấp Mw=5 (moment magnitude) trở lên là phải tính cả gió và động đất, so sánh và chọn trường hợp nguy hiểm. Gió và động đất có những đặc điểm tác động và tính toán khác nhau.
Còn về cọc trong động đất thì tôi nhớ cũng có topic bàn về nó rồi, nhưng về tính toán thì còn chưa có ai tư vấn cụ thể. Có 3 vấn đề lớn nhất gây nguy hiểm cho cọc là chuyển vị đầu cọc, ma sát âm và hóa dẻo của nền đất.
Đây là những vấn đề cần người có nghiên cứu chuyên sâu mới trả lời rõ ràng được. Vì vậy phải nhờ bác nào làm về geotechnical tham gia chỉ giáo cho anh em.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Nền tảng lý thuyết

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com