Hôm nay: Bảy Tháng 5 11, 2024 1:50 pm
Xem bài chưa có ai trả lời

Tên truy cập:     Mật khẩu:

StructDesignPro

Tình hình thiết kế kháng chấn ở Việt Nam

   StructDesignPro -> Nền tảng lý thuyết Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 
 Tác giả   Thông điệp 

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Tư 3 11, 2009 10:19 pm    Tiêu đề: Tình hình thiết kế kháng chấn ở Việt Nam
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Động Đất Ở Việt Nam Là Nhỏ ?
Hỏi:
Có ý kiến cho rằng "các chuyên gia cũng nói địa chấn VN là chuyện nhỏ không đáng quan tâm, động đất 5 mười họa mới có, núi lửa tắt hết rồi, sóng thần cũng đâu vào đến ....v...v trước mắt lo triều cường, lũ lụt, bão là ổn" vậy có đúng không ?
Trả lời:
Thực tế thì theo các nghiên cứu của viện vật lý địa cầu chỉ ra rằng, Việt nam nằm trong vùng động đất từ trung bình đến cao: ví dụ đứt gãy sông Hồng nối liền với đứt gãy Tứ Xuyên vừa xảy ra động đất mạnh vừa qua. Còn miền Nam, với các trận động đất mạnh gần đây đã làm cho rất nhiều nhà địa chấn học bất ngờ và đang phải nghiên cứu kĩ thêm.
Động đất năm thì mười họa mới có, đúng là như vậy, nhưng nếu có nó chắc chắn sẽ gây thiệt hại không nhỏ, đặc biệt đối với các thành phố đông dân, và có mật độ dân cư cao như Hà nội và TP. HCM. Đã có bài học của vụ cháy ITC vì bỏ qua an toàn cứu hỏa (bỏ thang thoát hiểm, rào lan can) gây thiệt hại không nhỏ. Do vậy kháng chấn không tốn tiền bằng các hậu quả do động đất gây ra.

Hỏi:
Có ý kiến cho rằng "các thành phố lớn ở VN không bao giờ xảy ra động đất (trừ khu vực giáp Trung Quốc). Do vậy chỉ ảnh hưởng chấn động do động đất gây ra, nếu cứ khăng khăng tính kháng chấn theo động đất thì lãng phí" ?
Trả lời:
Theo kết quả của Viện Nghiên Cứu Địa Cầu với đề tài “Nghiên cứu và dự báo động đất tại Việt Nam”, 2005 cho thấy từ năm 114 đến 2003, bằng các đo lường hoặc các dữ liệu lịch sử, đã ghi nhận 1,645 trận động đất với độ lớn 3 độ Richter trở lên.Động đất ở Tuần Giáo (Điện Biên) năm 1983 với cường độ mạnh 6,8 độ Richter là trận động đất lớn nhất ở Việt Nam ghi nhận được. Ngoài ra còn có các trận động đất vào năm 1935, 2001 với Ms = 6.7 -6.8 đã từng xảy ra ở đây.
Các trận động đất có độ mạnh 4,6-4,8 độ Richter:
Bắc Giang năm 1961,
Sơn La năm 1983,
Điện Biên năm 2001
Đô Lương (Nghệ An) năm 2005
"Ảnh hưởng do chấn động do động đất xảy ra" hoặc "dư chấn" có thuật ngữ là động đất xa (tức là nằm cách tâm chấn khá xa).
Nhưng động đất xa không có nghĩa là an toàn hơn động đất gần. Nhìn lại lịch sử, thấy rằng trận động đất Mexico 1985 thì ngay tại chấn tâm không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng thành phố Mexico cách đó hơn 300 km bị tàn phá nặng nề.
Kết luận:
Có thể rất nhiều sinh mạng đang nằm trong tay của người thiết kế, tốt nhất nên tuân theo tiêu chuẩn. Còn việc khác hãy để những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp lo hộ và đưa vào tiêu chuẩn. Chỉ có 1 điều muốn vận dụng tiêu chuẩn hiệu quả bạn nên hiểu biết nền tảng lý thuyết cơ bản của nó, ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng và những trường hợp tiêu chuẩn chưa thể kể đến được.

Có nên xét tới động đất ở Việt Nam?
Hỏi:
Nếu kể đến động đất công trình sẽ chịu lực lớn hơn bình thường thậm chí có ý kiến cho rằng lãng phí. Nếu đưa cấu tạo kháng chấn thì với các nhà thấp tầng chứ có phải cao tầng đâu mà cấu tạo chi cho mệt, rắc rối..v...v.. Vậy cho nên có thể bỏ động đất ?
Trả lời:
Đúng là có nhiều người "ngại" khi thiết kế chống động đất vì một số nguyên nhân sau:
- Một mặt là việc kiểm tra hơi bị lằng nhằng, mà sản phẩm của chúng ta thường dạng "mì ăn liền",giá TK đã "bèo" ,mà chưa làm đã bị giục nộp, chẳng có thời gian mà nghiên cứu, kiểm tra cho kỹ càng được. Có tính toán kiểm tra hay không thì cũng không ai có ý kiến gì, kể cả thẩm tra, thẩm định. Anh chủ đầu tư thì vì lợi nhuận muốn thiết kế càng tiết kiệm càng tốt.
- Mặt thứ hai là "động đất" trong tâm tưởng của chúng ta vẫn còn gì đó "cao siêu" mà chẳng biết bao giờ mới xảy ra. Mấy hội thảo về động đất được tổ chức cứ như phong trào của kiểm tra thực hiện "Luật giao thông". Sau một trận động đất nào đó là tổ chức rầm rĩ một cuộc hội thảo, sau đó lại rơi vào sự "im lặng" ở Hà Nội thì làm gì có số liệu đáng tin cậy. (Cách đây gần 1000 năm nghe sử sách mô tả động đất làm gãy bia đá ở chùa báo thiên), năm 1983 có một trận nhỏ sau đó là có 01 hội thảo. Năm 2010-2002 có trận động đất ở Lai Châu, sau đó lại có 01 cuộc hội thảo...)
Để trả lời câu hỏi có nên xét động đất hay không, hãy xem ví dụ các trận động đất như:
-Tứ xuyên 2008.
- Sóng thần Ấn Độ Dương 2004.
- Đài Loan, 2001, Iran, 2001, Bhuj 2001,
- Thổ Nhĩ Kì, 1999.
- Kobe, 1995.
Đều có số lượng người thiệt mạng rất lớn với số lượng sập đổ các nhà thấp tầng không nhỏ (trường học, nhà trẻ, bệnh viện...). Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta nên tiếc tiền, tiếc công thiết kế hay là nên tiếc mạng người. Lấy 1 ví dụ nhỏ như ban công mà không có lan can vì tiếc tiền hoặc cho là không cần thì không biết sẽ ra sao?
Thiết nghĩ nếu phấn đấu trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp mà bỏ qua một khía cạnh gì không xét đến trong khi mình có thể làm có lẽ cũng thấy tiếc lắm thay, cũng có thể gây ra sự thiệt mạng cho bao nhiêu người.Cuổi cùng, điều này tiêu chuẩn đã qui định rõ các trường hợp cần phải xét tới do đó không thể quan niệm là bỏ qua được.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com


Được sửa bởi structdesignpro ngày Hai 3 23, 2009 1:58 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: CN 3 22, 2009 10:22 pm    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Chống động đất trong xây dựng: Nguy cơ từ sự lơ là
<p> <table cellspacing="0" cellpadding="0" align="left" border="0"> <tbody> <tr> <td align="left"> <div align="justify"><span class="cssNewsHeaderTitleView" id="Center1_ctl00_lblNewBody"> <p class="MsoNormal"><b><span>Đến nay, các công trình xây dựng tại các địa phương hầu như đều không được quan tâm tới thiết kế kháng chấn. Do đó nếu xảy ra động đất, nguy cơ thiệt hại về người và của ở các công trình xây dựng là rất có thể. </p></span></b></p> <p class="MsoNormal"><span>Căn cứ bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu lập thì ở nước ta chỉ có một số vùng thuộc khu vực phía Bắc được dự báo là có khả năng xảy ra động đất cấp 8. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Chấn động do động đất gây ra tại một số địa điểm vùng Tây Bắc có thể đạt tới cấp 9, còn đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam có thể xảy ra động đất yếu và rất yếu. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><b><span>Quy định bắt buộc </p></span></b></p> <p class="MsoNormal"><span>Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các công trình xây dựng, nhất là công trình nằm trong vùng động đất, là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Trong nhiều năm qua, Bộ Xây dựng đã triển khai nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu về phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Với sự đầu tư của Nhà nước, năng lực nghiên cứu của Bộ đã có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật thông qua các phòng nghiên cứu thực nghiệm cấp Quốc gia về gió bão và động đất. Phòng thí nghiệm gió bão đã được hoàn thành và phòng thí nghiệm về động đất đưa vào hoạt động chính thức vào quý 1/2008. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Các phòng thí nghiệm này đặt tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Đây sẽ là nơi để các nhà khoa học nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phòng chống thiên tai hiệu quả đồng thời cũng là nơi thực hiện kiểm chứng với những dạng công trình mới, giải pháp kết cấu mới, giải pháp kháng chấn mới và cả những giải pháp gia cường cho những công trình nằm trong vùng có động đất mà chưa thoả mãn yêu cầu kháng chấn. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các công trình xây dựng được phát triển về số lượng, loại và cấp công trình. Nhiều giải pháp, công nghệ thi công tiên tiến được áp dụng như: công nghệ thi công Top-down; công nghệ thi công cọc Baret; tường vây; cốp pha trượt (lõi cứng) kết hợp với lắp ghép (cột, sàn), kết hợp đổ tại chỗ với lắp ghép cấu kiện dự ứng lực... tại các công trình cao tầng trên 20 tầng. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Giải pháp kết cấu của các công trình nhà cao tầng được áp dụng nhiều cho các nhà nay chủ yếu vẫn là kết cấu khung - vách hoặc khung - lõi bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, kết hợp với sàn cũng bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc sàn bê tông cốt thép nửa lắp ghép. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Riêng ở Hà Nội, nhiều nhà cao tầng do Tổng công ty Vinaconex xây dựng, sử dụng giải pháp thi công trượt lõi cứng kết hợp với sàn và cột lắp ghép. Các công trình có kết cấu thi công theo giải pháp này có nhược điểm là khó kiểm soát được chất lượng mối nối, vì vậy sẽ dần được hạn chế sử dụng. Các công trình được xây dựng ở Hà Nội và một số nơi khác trong giai đoạn này hầu hết đều được thiết kế kháng chấn chịu động đất cấp 7. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 và tổ chức tập huấn, giới thiệu về nội dung tiêu chuẩn này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tại các địa phương trên cả nước. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><b><span>Tuân thủ đến đâu? </p></span></b></p> <p class="MsoNormal"><span>Tuy nhiên theo báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Xây dựng thì đến nay, các công trình xây dựng tại các địa phương trước khi TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất” có hiệu lực thì đều không được quan tâm tới thiết kế kháng chấn, ngoại trừ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng thì được thực hiện tốt. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Do hạn chế về năng lực nên vẫn còn tồn tại một số công trình giao thông do các tổ chức tư vấn thiết kế giao thông trong nước khi thiết kế chưa xem xét tới khả năng kháng chấn. Nhiều công trình thủy lợi nói chung và các công trình hồ chứa của nhà máy thủy điện nói riêng đều có tình trạng tương tự như công trình giao thông nêu trên. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Phòng, chống động đất và hạn chế các thiệt hại cho người và các công trình xây dựng là nhiệm vụ không phải chỉ riêng của các cơ quan quản lý nhà nước. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Về vấn đề này, theo Bộ Xây dựng, đối với các công trình khi thiết kế chưa tính đến khả năng kháng chấn tại những khu vực có khả năng xảy ra động đất, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng cần tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực của công trình thông qua bài toán ngược bằng mô hình toán trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện hành về phân vùng động đất và thiết kế kháng chấn. </p></span></p> <p class="MsoNormal"><span>Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phối hợp với các địa phương, các hội nghề nghiệp để hướng dẫn, tập huấn, phổ biến rộng rãi nội dung Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất”; kiểm tra và kiểm soát các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chấp hành tốt các văn bản quy phạm pháp luật trong đó đặc biệt là quy định về phòng, chống động đất...</span></p> <p class="MsoNormal"><span> </p></span> </p></span></div></td> <td></td> </tr> <tr> <td></td> <td align="right"><i><span class="lblNewBody" id="Center1_ctl00_lblAuthor">(Nguồn http://vneconomy.vn/) </span></i></td> </tr> </tbody> </table></p>
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này

structdesignpro


Site Admin


Ngày tham gia: 28 2 2009
Số bài: 668
Đến từ: Việt Nam

     
Bài gửi Gửi: Hai 3 23, 2009 1:59 am    Tiêu đề:
 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này  

Thiết kế kháng chấn các công trình nhà cao tầng ở Việt Nam

1. Những vấn đề chung

Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu về khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc... cũng ngày một nhiều hơn. Những năm qua tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều thành phố khác trên phạm vi toàn quốc đã xây dựng rất nhiều nhà cao tầng, nhất là từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, không phải tất cả các công trình cao tầng đó đều được thiết kế kháng chấn. Theo bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý Địa cầu lập và được nghiệm thu năm 2005 thì ở nước ta chỉ một số vùng thuộc lãnh thổ phía Bắc là có khả năng xảy ra động đất cấp 8 (theo MSK), chấn động do động đất gây ra tại một số địa điểm vùng Tây Bắc có thể đạt tới cấp 9, còn đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam có thể xảy ra động đất vừa và nhỏ. Với kết quả nghiên cứu này đã khẳng định: Thiết kế kháng chấn cho các công trình nằm trong vùng chịu ảnh hưởng động đất ở Việt Nam là cần thiết.

Sự cần thiết phải thiết kế kháng chấn cho công trình ở Việt Nam đã được đặt ra từ lâu, nhưng do hệ thống tiêu chuẩn chưa đồng bộ, nên trước đây, thiết kế kháng chấn chỉ đặt ra đối với các công trình quan trọng hoặc có ý nghĩa về mặt lịch sử như: Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Thăng Long, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.... Hầu hết các công trình được thiết kế kháng chấn đều ở khu vực miền Bắc. Ở miền Nam phần lớn các công trình được xây dựng trước đây đều ít quan tâm đến vấn đề kháng chấn.
Việc tính toán thiết kế kháng chấn cho công trình ở Việt Nam trước đây chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn của nước ngoài như: Tiêu chuẩn CHиП II - 7 - 81 của Liên Xô, Quy chuẩn động đất của Mỹ (UBC - 85, UBC - 88, UBC - 91 và UBC - 97). Do Tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn CHиП II - 7 - 81 phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn thiết kế hiện hành của Việt Nam nên thường được các nhà thiết kế dùng nhiều. Các nội dung chính của tiêu chuẩn CHиП II - 7 - 81 cũng đã được đưa vào phần thiết kế kháng chấn trong Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng TCXD 198: 1997.

Như vậy, ảnh hưởng của động đất đến nhà và công trình không chỉ xảy ra ở miền Bắc Việt Nam mà ở Nam Trung Bộ cũng có khả năng chịu ảnh hưởng của động đất. Trước tình hình đó, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo cho Viện KHCN Xây dựng khẩn trương biên soạn Tiêu chuẩn "TCXD VN 375: 2005 Thiết kế kháng chấn cho công trình" và đã cho ban hành năm 2006. Tiêu chuẩn này cùng các văn bản quy phạm, tiêu chuẩn khác như: Luật Xây dựng; Quy chuẩn Xây dựng 1997; Tiêu chuẩn TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động; Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng TCXD 198: 1997; Thông tư 01 về việc cho phép áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam,... đã tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp lý phục vụ cho công tác quản lý, thiết kế kháng chấn cho các công trình xây dựng nói chung và nhà cao tầng nói riêng được chặt chẽ hơn.

2. Tình hình xây dựng và kháng chấn cho nhà cao tầng ở Việt Nam

Theo dự thảo tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng, nhà cao từ 9 tầng trở lên được gọi là cao tầng. Khái niệm này cũng phù hợp với phân loại nhà của một số tổ chức quốc tế. Với khái niệm này thì nhà cao tầng được xây dựng đầu tiên ở miền Bắc là toà nhà cao 11 tầng ở hồ Giảng Võ, nay là Khách sạn Hà Nội. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn quá trình phát triển xây dựng nhà cao tầng có kháng chấn, ta sẽ điểm qua một số giai đoạn điển hình của quá trình phát triển xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam.

Nhà cao tầng chỉ mới xây dựng nhiều vào khoảng chục năm gần đây. Về tổng quát, có thể phân quá trình phát triển nhà cao tầng ở Việt Nam theo 4 giai đoạn sau:

2.1. Giai đoạn xây dựng thời kỳ 1954 - 1976

Giai đoạn này, các công trình nhà thường là thấp tầng, từ 1 - 5 tầng. Kết cấu chịu lực của nhà thường là tường xây gạch hoặc khung bê tông cốt thép, sàn panel hay đổ bê tông cốt thép toàn khối. Những năm 1960 - 1976 xuất hiện thêm các nhà có giải pháp kết cấu lắp ghép: tấm nhỏ, tấm lớn và cả khung lắp ghép, nhưng chỉ có loại nhà lắpghép tấm lớn là phổ biến nhất. Kết cấu tấm lắp ghép lúc đầu là bê tông xỉ, dùng cho nhà 1 đến 2 tầng. Sau đó là bằng bê tông cốt hép, dùng cho nhà cao tầng từ 4 đến 5 tầng. Với giải pháp kết cấu nhà lắp ghép tấm lớn đã hình thành nên các khu chung cư: An Dương, Phúc Xá, Bờ sông (1 - 2 tầng); Kim Liên, Nguyễn Công Trứ (4 - 5 tầng); Yên Lãng, Trương Định (2 tầng); Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Vĩnh Hồ (4 - 5 tầng). Giai đoạn này, hầu hết các công trình nhà đều là thấp tầng và không được thiết kế kháng chấn.

2.2. Giai đoạn xây dựng thời kỳ 1976 - 1986

Từ những năm 1976 - 1986, ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Phúc Yên, Việt Trì và một số thành phố thị xã ở miền Bắc xây dựng phổ biến loại nhà lắp ghép tấm lớn. Chính trong một số loại nhà lắp ghép tấm lớn này đã được tính toán để chịu được động đất. Điển hình cho các loại nhà đã được tính toán chịu động đất trong giai đoạn này là mẫu nhà lắp ghép tấm lớn IW của Đạo Tú do Đức thiết kế và mẫu nhà lắp ghép tấm lớn LV của Xuân Mai do Liên Xô thiết kế.

2.3. Giai đoạn xây dựng thời kỳ 1986 - 1997

Đây là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới. Một số dự án đầu tư của nước ngoài được triển khai ở Việt Nam. Làn sóng đầu tư lần thứ nhất của nước ngoài vào những năm 90 đã tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp xây dựng ở Việt Nam phát triển. Nhiều công nghệ xây dựng mới đã được đưa vào áp dụng, như công nghệ cọc khoan nhồi, bê tông thương phẩm, đổ bê tông bằng bơm phun, sàn dự ứng lực (DƯL) .... tạo điều kiện cho xây dựng nhà cao tầng phát triển. Nhà cao tầng được xây dựng ngày một nhiều, nhất là ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các nhà cao tầng thời kỳ này chủ yếu sử dụng giải pháp kết cấu chịu lực là khung - vách bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Chiều cao công trình phần nhiều là dưới 20 tầng.


2. 4. Giai đoạn xây dựng thời kỳ 1997 đến nay

Đây là giai đoạn nhà cao tầng được phát triển mạnh. Nhiều giải pháp, công nghệ thi công tiên tiến được áp dụng như: công nghệ thi công TOP - DOWN; công nghệ thi công cọc Baret; tường vây; cốp pha trượt (lõi cứng) kết hợp với lắp ghép (cột, sàn), kết hợp đổ tại chỗ với lắp ghép cấu kiện DƯL... Với các công nghệ xuất hiện, ngày càng nhiều các công trình cao tầng trên 20 tầng. Đã có những công trình nhà cao tới 33, 34 tầng được đưa vào sử dụng.

Các công trình nhà cao tầng được xây dựng ở Hà Nội trong giai đoạn này hầu hết đều được thiết kế kháng chấn chịu động đất cấp 7. Tiêu chuẩn kháng chấn được áp dụng vẫn chủ yếu là tiêu chuẩn CHиП II - 7 - 81 của Liên Xô và tiêu chuẩn UBC của Hoa Kỳ.

Ở TP Hồ Chí Minh trước đây vẫn quan niệm rằng, các công trình xây dựng ở khu vực này không cần phải tính toán với tải trọng động đất. Nhưng sau ảnh hưởng của các chấn động do động đất ở ngoài khơi vùng biển Vũng Tàu năm 2005 làm các nhà cao tầng ở TP Hồ Chí Minh rung chuyển thì vấn đề thiết kế kháng chấn cho nhà cao tầng đã được quan tâm hơn. Một số chủ đầu tư đã yêu cầu thiết kế công trình phải chịu được động đất. Tuy nhiên vấn đề kháng chấn ở Việt Nam hiện vẫn chưa được các kĩ sư quan tâm nhiều một phần vì nhiều khái niệm về kháng chấn còn mới mẻ do chưa được giảng dạy trong trường đại học, một phần vẫn còn có quan niệm sai lầm cho rằng động đất không thể xảy ra ở Việt Nam.
_________________
Mời bạn đến với bách khoa toàn thư về kết cấu:.
http://vi.ketcau.wikia.com
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Website của thành viên này


Trình bày bài viết theo thời gian:   

   StructDesignPro -> Nền tảng lý thuyết

Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này
 


 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thời gian được tính theo giờ [GMT+ 7 giờ]

Chuyển đến 


Powered by phpBB © 2001, 2002 phpBB Group
Web Hosting Directory
This contents of this page are in no way endorsed by the Mozilla Foundation
Mozilla_Firefox theme created by Plastikaa © 2005


Free Web Hosting | File Hosting | Photo Gallery | Matrimonial


Powered by PhpBB.BizHat.com, setup your forum now!
For Support, visit Forums.BizHat.com